Ông Lê Cảnh Nhạc (Phó tổng Cục trưởng, Tổng Cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình - Bộ Y tế) có cuộc trao đổi với chúng tôi nhân sự kiện Ngày Dân số Việt Nam.
Thưa ông, vừa qua, Tổng Cục trưởng Cục Dân số khuyên mỗi gia đình nên sinh 2 con, nhiều người thấy “lạ”. Còn ông thì sao?
Lời khuyên này thực ra không hề lạ bởi vì hiện nay có những vùng có mức sinh rất thấp như ở TPHCM (sinh là 1 con). Nếu nơi nào cũng sinh thấp như thế thì tốc độ già hóa dân số sẽ rất nhanh. Trước đây, Tổng Cục khuyến cáo mỗi gia đình chỉ sinh từ 1 đến 2 con còn hiện nay lời khuyên là mỗi gia đình hãy sinh 2 con. Lời khuyên này là dựa trên vấn đề khoa học và nhân khẩu học chứ không phải nói tùy tiện.
Dân số của Việt Nam thời điểm hiện tại đang 90 triệu, khiến Việt Nam là nước có dân số cao thứ 13 trên thế giới. Vậy, tại sao Tổng Cục không khuyên mỗi người 1 con mà lại khuyên sinh 2 con?
Trước kia mỗi phụ nữ trung bình sinh 6 con, hiện nay con số này chỉ là 2. Đây là cuộc cách mạng trong sinh đẻ, từ việc sinh đẻ một cách bản năng, tự nhiên sang sinh có kế hoạch, từ sinh nhiều con sang sinh ít, từ chất lượng thấp lên chất lượng cao hơn. Nhưng điều này cũng “đẻ” ra thách thức mới: Số lượng và tỷ lệ trẻ em giảm xuống rõ rệt. Trước đây, cứ 2 người dân có một trẻ em, sau này là 3 người, còn hiện nay hơn 4 người dân mới có 1 trẻ em. Nếu nhiều người chọn giải pháp sinh 1 con thì nguồn nhân lực lao động sắp tới sẽ bị cạn kiệt.
Dân số 90 triệu dân là điều đáng mừng vì chúng ta kiểm soát mức sinh tốt. Nhưng chúng tôi vẫn lo về mức sinh không đồng đều. Chất lượng dân số vẫn thấp. Tỷ lệ sinh hiện nay là cứ 100 trẻ em gái thì có 113 trẻ em trai. Mục tiêu của nước ta đến năm 2015, hạn chế được ở mức 100 trẻ em gái/115 trẻ em trai nhưng rất khó thực hiện.
Hiện nay, nhiều gia đình trẻ có suy nghĩ chỉ sinh 1 con rồi dừng lại. Theo ông, đây có phải là xu hướng tiến bộ?
Tôi phải khẳng định, xu hướng sinh 1 con rồi dừng lại không phải là tiến bộ. Những người sinh 2 con mới là những người yêu nước còn những người sinh 1 con đó là thảm họa.
Sinh 1 con là nguy cơ gây suy giảm dân số. Nếu mỗi phụ nữ chỉ sinh 1 con thì tốc độ già hóa dân số càng cao hơn, lực lượng lao động sẽ bị thu hẹp. Nếu sinh 1 con, tốc độ gia tăng mất cân bằng giới tính khi sinh. Đặc biệt là lực lượng lao động không đáp ứng được yêu cầu phát triển xây dựng cho đất nước, nguồn nhân lực trong tương lai thiếu hụt. Người già tăng lên nhiều và một đất nước thử hình dung nhiều người già hơn lực lực lao động, lực lượng trẻ thì đấy là báo hiệu thảm họa.
Nếu mỗi phụ nữ chỉ sinh 1 con thì tốc độ già hóa dân số càng cao hơn, lực lượng lao động sẽ bị thu hẹp.
Đúng là xu thế sinh con 1 con rồi dừng lại đang diễn ra ở nhiều gia đình trẻ. Là người phụ nữ, vị thế và điều kiện của họ được nâng cao. Họ không muốn lệ thuộc vào chồng, con gia đình. Thậm chí nhiều phụ nữ không muốn lấy chồng. Khi người phụ nữ thoát ra khỏi vòng cương tỏa của gia đình thì họ muốn có cuộc sống thanh nhàn hơn. Nhưng nếu phụ nữ nào cũng có ý định chỉ đẻ 1 con là hiểm họa của đất nước.
Mức sinh giảm làm suy giảm dân số và nguồn lực lao động sẽ thiếu trong tương lai. Lực lượng lao động giảm, đẩy nhanh tốc độ già hóa dân số.
Sinh ít sẽ dẫn đến tình trạng, đầu tiên 6 người nuôi 1 đứa con, nhưng sau một giai đoạn, 1 người lại phải nuôi 6 người. Do đó, suy giảm dân số là vấn đề hiểm họa không khác gì bùng nổ dân số.
Hiện nay, chúng tôi nỗ lực làm sao để cân đối tỷ lệ sinh nở giữa các vùng.Tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ ở nước ta luôn rất cao nên nhu cầu kế hoạch hóa gia đình cũng rất cao. Làm sao để cả nước có mức sinh đồng đều, tất cả đều 2 con.
Gần đây, Trung Quốc cũng bỏ chính sách sinh 1 con. Vậy lời khuyên sinh 2 con của Tổng Cục Dân số dựa theo Trung Quốc có dựa theo họ không, thưa ông?
Việt Nam chưa bao giờ giống Trung Quốc. Tổng Cục Dân số cũng chưa bao giờ khuyên người dân sinh 1 con. Thực tế, Trung Quốc trước đây, mỗi gia đình chỉ được phép sinh 1 con, đây là hậu quả mà họ đang vấp phải (1 con phải nuôi 2 bố mẹ, 4 ông bà).
Đối với Việt Nam, để tránh mô hình đó, nên không học theo kinh nghiệm của họ. Từ trước đến nay chúng tôi khuyên mỗi gia đình chỉ nên sinh từ 1-2 con còn bây giờ khuyên sinh đủ 2 con. Nếu chúng ta không thấy được trước bài học của họ sẽ để lại những hệ lụy nặng nề trong tương lai.
Nếu như ở Hàn Quốc mức sinh thấp 1,3 con nên họ khuyến khích sinh không giới hạn. Họ nhận thức rất chậm nên phải trả giá mức sinh xuống quá thấp. Riêng Việt Nam có những bài học rất tỉnh táo nên phải điều chỉnh chính sách là không khuyên sinh 1 đến 2 con mà khuyên sinh 2 con. Với giải pháp này chúng ta có thể tránh được những hậu quả mà các nước khác đang vấp phải.
Ông Lê Cảnh Nhạc (Phó tổng Cục trưởng, Tổng Cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình - Bộ Y tế)
Tổng Cục Dân số khuyên sinh 2 con, liệu chính sách dân số có nới lỏng, người dân sẽ sinh 3 con?
Tôi khẳng định chính sách dân số không nới lỏng. Từ trước đến nay, chính sách dân số của Việt Nam vẫn rất chặt chẽ. Tuy nhiên, do mức sinh giảm xuống thấp nên phải điều chỉnh cho phù hợp với thực tế.
Nếu mỗi gia đình sinh trên 2 con sẽ dẫn đến bùng nổ dân số. Hiện nay, người sinh trên 2 con đa phần lực lượng cán bộ công chức, viên chức, đảng viên có như cầu sinh con trai. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất cân bằng giới tính.
Theo tôi, nếu mỗi gia đình sinh 2 con sẽ là bức tranh tươi sáng nhất về sự phát triển nhân khẩu học ở Việt Nam và phục vụ cho xây dựng và phát triển đất nước.
Theo ông, dân số tăng nhanh sẽ ảnh hưởng gì đến chất lượng cuộc sống?
Dân số tăng nhanh những năm trước dẫn đến nhiều hệ lụy đối với đời sống người dân như công ăn việc làm, dân sinh xã hội, y tế, giáo dục…
Kiểm soát mức sinh tốt đồng nghĩa với giảm tỷ lệ tai biến sản khoa. Nhờ kế hoạch hóa gia đình nên hạn chế mức sinh, hạn chế tỷ lệ tử vong bà mẹ và trẻ em. Mặt khác, kiểm soát mức sinh cũng là gia tăng tuổi thọ. Dự báo năm 2050, người dân Việt Nam sẽ có tuổi thọ trung bình là 80,4 tuổi.
Tuy nhiên, hiện nay, cơ cấu, mức độ sinh nở ở nước ta không đồng đều giữa các vùng. Ở TP.HCM, mỗi phụ nữ chỉ có 1,33 con. Trong khi đó ở Tây Nguyên, mỗi phụ nữ có trên 3 con. Những vùng chất lượng cuộc sống cao thì mức sinh thấp, nơi cuộc sống thấp thì ngược lại.
Xin chân thành cảm ơn ông!
Tôi khẳng định chính sách dân số không nới lỏng. Từ trước đến nay, chính sách dân số của Việt Nam vẫn rất chặt chẽ. Tuy nhiên, do mức sinh giảm xuống thấp nên phải điều chỉnh cho phù hợp với thực tế.
Nếu mỗi gia đình sinh trên 2 con sẽ dẫn đến bùng nổ dân số. Hiện nay, người sinh trên 2 con đa phần lực lượng cán bộ công chức, viên chức, đảng viên có như cầu sinh con trai. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất cân bằng giới tính.
Theo tôi, nếu mỗi gia đình sinh 2 con sẽ là bức tranh tươi sáng nhất về sự phát triển nhân khẩu học ở Việt Nam và phục vụ cho xây dựng và phát triển đất nước.
Theo ông, dân số tăng nhanh sẽ ảnh hưởng gì đến chất lượng cuộc sống?
Dân số tăng nhanh những năm trước dẫn đến nhiều hệ lụy đối với đời sống người dân như công ăn việc làm, dân sinh xã hội, y tế, giáo dục…
Kiểm soát mức sinh tốt đồng nghĩa với giảm tỷ lệ tai biến sản khoa. Nhờ kế hoạch hóa gia đình nên hạn chế mức sinh, hạn chế tỷ lệ tử vong bà mẹ và trẻ em. Mặt khác, kiểm soát mức sinh cũng là gia tăng tuổi thọ. Dự báo năm 2050, người dân Việt Nam sẽ có tuổi thọ trung bình là 80,4 tuổi.
Tuy nhiên, hiện nay, cơ cấu, mức độ sinh nở ở nước ta không đồng đều giữa các vùng. Ở TP.HCM, mỗi phụ nữ chỉ có 1,33 con. Trong khi đó ở Tây Nguyên, mỗi phụ nữ có trên 3 con. Những vùng chất lượng cuộc sống cao thì mức sinh thấp, nơi cuộc sống thấp thì ngược lại.
Xin chân thành cảm ơn ông!
Diệu Thu
Nguồn: 24h