Phát biểu tại phiên họp Chính phủ trực tuyến với các địa phương diễn ra sáng nay (24/12), ông Vương Bình Thạnh, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang nêu ý kiến về việc lãng phí trong tổ chức các đoàn công tác.
Ông cho biết, ở An Giang – địa phương ông, năm 2013 tiếp 70 đoàn công tác. Trong đó, có nhiều đoàn thanh tra, kiểm toán, trùng lặp nhau. Thậm chí, có đoàn vào tới 3 tháng hoặc hơn 1 tháng.
Theo ông, đây là điều quá lãng phí. Bởi thực tế, địa phương đôi lúc phải lo tiền ăn, tiền ở bổ sung, tiền vé máy bay đi ra đi vào cho mỗi đoàn hàng mấy tháng trời rất lãng phí.
Do đó, ông Vương Bình Thạnh đề nghị nên có sự thống nhất về việc tổ chức các đoàn công tác cho đỡ trùng lắp. Bên cạnh đó, việc thực hiện chỉ thị của Thủ tướng năm 2014 phải nghiêm hơn...
Ông Vương Bình Thạnh, Chủ tịch tỉnh An Giang phát biểu tại một hội nghị của tỉnh
Cũng tại phiên họp Chính phủ trực tuyến với các địa phương, chiều 23/12, ông Trịnh Văn Chiến, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa nói về chất lượng công chức.
Ông Chiến cho biết, ông đã trực tiếp chỉ đạo đợt thi tuyển cán bộ công chức năm 2013 của tỉnh với cách thức bí mật, khách quan, không một cán bộ tỉnh nào được phép “gửi” người nhà.
Kết quả, trong tổng số 419 thí sinh dự thi, riêng buổi sáng ngày thi thứ nhất đã có 70 thí sinh bỏ thi. Lý do, làm hết bài buổi sáng, tính không được 50 điểm, có thi tiếp cũng không giải quyết được gì. Chốt lại cả 5 môn thi còn được 129 thí sinh được 50 điểm trở lên đủ điểm xét tuyển, trượt 71%.
Người đứng đầu tỉnh Thanh Hóa cho rằng: "Mấy năm trước chúng tôi có khuyết điểm lớn, đó là không sát sao, cứ thi là đậu...”.
Theo ông, năm 2014, phải xây dựng các tiêu chí giám sát đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ quản lý Nhà nước của công chức, nếu không, khi xảy ra một việc xác định trách nhiệm sẽ khó khăn.
Ông Chiến cho rằng, cần phải siết chất lượng đầu vào, làm chặt chẽ mới cải thiện được chất lượng bộ máy.
Báo cáo Chính phủ, ông Trịnh Văn Chiến cho biết, năm 2013 này, địa phương đã rất quyết liệt về công tác điều hành, trong đó nhấn mạnh đến hoạt động rà soát, giám sát năng lực cán bộ.
Thanh Hóa đã làm rất chặt chẽ và chắc chắn trong khâu đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của giám đốc các sở ban ngành, chủ tịch các huyện và ban hành thành cơ chế đến các đơn vị. Qua đó, tỷ lệ giải quyết công việc của các tổ chức, cá nhân gửi về địa bàn tỉnh đạt trên 99%.
Năm 2014, Thanh Hóa dự kiến sẽ tập trung thực hiện quyết liệt hơn trong quản trị nguồn nhân lực, nhằm đưa tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt từ 11,5% trở lên.
Ông Chiến cho biết, ông đã trực tiếp chỉ đạo đợt thi tuyển cán bộ công chức năm 2013 của tỉnh với cách thức bí mật, khách quan, không một cán bộ tỉnh nào được phép “gửi” người nhà.
Kết quả, trong tổng số 419 thí sinh dự thi, riêng buổi sáng ngày thi thứ nhất đã có 70 thí sinh bỏ thi. Lý do, làm hết bài buổi sáng, tính không được 50 điểm, có thi tiếp cũng không giải quyết được gì. Chốt lại cả 5 môn thi còn được 129 thí sinh được 50 điểm trở lên đủ điểm xét tuyển, trượt 71%.
Người đứng đầu tỉnh Thanh Hóa cho rằng: "Mấy năm trước chúng tôi có khuyết điểm lớn, đó là không sát sao, cứ thi là đậu...”.
Theo ông, năm 2014, phải xây dựng các tiêu chí giám sát đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ quản lý Nhà nước của công chức, nếu không, khi xảy ra một việc xác định trách nhiệm sẽ khó khăn.
Ông Chiến cho rằng, cần phải siết chất lượng đầu vào, làm chặt chẽ mới cải thiện được chất lượng bộ máy.
Báo cáo Chính phủ, ông Trịnh Văn Chiến cho biết, năm 2013 này, địa phương đã rất quyết liệt về công tác điều hành, trong đó nhấn mạnh đến hoạt động rà soát, giám sát năng lực cán bộ.
Thanh Hóa đã làm rất chặt chẽ và chắc chắn trong khâu đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của giám đốc các sở ban ngành, chủ tịch các huyện và ban hành thành cơ chế đến các đơn vị. Qua đó, tỷ lệ giải quyết công việc của các tổ chức, cá nhân gửi về địa bàn tỉnh đạt trên 99%.
Năm 2014, Thanh Hóa dự kiến sẽ tập trung thực hiện quyết liệt hơn trong quản trị nguồn nhân lực, nhằm đưa tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt từ 11,5% trở lên.
Dương Tùng
nguồn: 24h